Ưu, nhược điểm của vật liệu làm sàn bếp
935
Nhà bếp thường là một trong những phòng được sử dụng nhiều nhất trong toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy, bạn càng cần phải lựa chọn chất liệu có thể dễ dàng làm sạch và duy trì trong trường hợp các loại chất lỏng như rượu vang, nước sốt, dầu ăn bị đổ ra sàn.
Sàn bếp bằng tre
Nếu bạn thích các sản phẩm thân thiện với môi trường, tre là một trong số đó. Ngoài việc thân thiện với môi trường, tre là một vật liệu tự nhiên có nhiều nhất trên thị trường. Cùng với việc lựa chọn thương hiệu uy tín, chất lượng của sàn tre được phản ánh qua độ dài thời gian bảo hành.
Ưu điểm: sàn tre mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông; thời gian sử dụng lâu bền, cứng hơn gỗ; khả năng đàn hồi tốt hơn gỗ và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: giảm tuổi thọ khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời hay chất lỏng, dễ bị cong vênh, lõm.
Giá tham khảo: 500.000-1.800.000 đồng/m2
Sàn bếp bằng gạch thảm
Các tấm thảm thường khó bảo quản và làm sạch vì nó hấp thụ vết bẩn, nhất là khi có sự cố tràn chất lỏng. Do vậy, thảm không phải là một trong những lựa chọn sàn bếp phổ biến. Tuy nhiên, loại chất liệu gạch thảm là một giải pháp cho sàn nhà bếp hiện đại.
Gạch thảm được thiết kế và thử nghiệm là loại công nghiệp, sử dụng cho các khu vực lưu thông qua lại cao. Loại gạch này được làm bằng vật liệu bền, dễ vệ sinh và lắp đặt. Hiện nay, gạch thảm đang là một trong những vật liệu được lựa chọn cho ý tưởng thiết kế sàn nhà bếp độc đáo .
Ưu điểm: bền, màu sắc hiện đại, kết cấu mềm mại và có thể tái chế.
Nhược điểm: cần thường xuyên vệ sinh và hút bụi, dễ bị trầy xước.
Giá tham khảo: 600.000-3.200.000 đồng/ m2 (phụ thuộc vào số lượng hoa văn, hoạ tiết cắt trên sản phẩm).
Sàn bếp bằng bê tông
Bạn có thể sử dụng thiết kế sàn bếp bê tông và tùy chỉnh giao diện của nó tiếp xúc với con người. Bê tông mới đổ có thể được in và khắc họa hình ảnh, họa tiết. Bên cạnh đó, tất cả các thiết kế sàn bếp bê tông có thể được nhuộm màu, đánh bóng và sáp màu nhẵn nhụi.
Ưu điểm: bền, linh hoạt, chống ẩm, có cái nhìn hiện đại.
Nhược điểm: chất liệu cứng, nếu đứng trong thời gian dài sẽ gây lạnh và mỏi chân.
Giá tham khảo: 560.000-650.000 đồng/ m2 đối với bê tông nhẹ và có diện tích dưới 200 m2 (phụ thuộc vào mức độ lắp đặt, hoàn thiện bê tông).
Sàn bếp bằng Cork
Cork là vỏ cây của cây nút chai, mọc ở các nước có khí hậu ấm áp.
Cork là ý tưởng cho sàn nhà bếp để có một kết cấu độc đáo và tạo cảm giác đệm dưới chân. Cork là một chất cách điện tự nhiên chống lại cả thay đổi nhiệt độ và tiếng ồn. Cork sẽ là một lựa chọn tốt nếu bạn lo lắng về một trong hai vấn đề đó. Ngoài ra, sàn bằng Cork giúp chống vi khuẩn, đẩy lùi côn trùng trong bếp.
Ưu điểm: Cork chất lượng như gỗ, có thể được đánh bóng và sửa chữa định kỳ.
Nhược điểm: dễ bị xước, tạo ra những khuyết điểm trên bề mặt.
Giá tham khảo: 385.000-395.000 đồng/m2.
Sàn bếp bằng gỗ công nghiệp
Sàn gỗ Laminate là một ý tưởng thiết kế sàn bếp nhờ giá cả phải chăng và bền. Lớp trên cùng có thể chịu được tác động lớn. Nếu bạn thêm một lớp đệm bên dưới, sàn bếp sẽ mềm, tiện dụng. Sàn gỗ công nghiệp là một giải pháp đơn giản, hiện đại cho thiết kế sàn bếp.
Ưu điểm: bền, hiệu quả, chi phí phải chăng, nhiều tùy chọn, dễ cài đặt và gỡ cài đặt.
Nhược điểm: Không có giá trị như sàn gỗ thật, có thể trơn, không chống ồn.
Giá tham khảo: trên 120.000 đồng/m2 đối với loại 8mm và trên 160.000 đồng/m2 đối với loại 12mm
Sàn bếp bằng cao su
Cao su có đặc tính tương tự như Cork, nhưng có nhiều màu sắc và kết cấu hơn. Nó vừa dễ lắp đặt, vừa không cần chất kết dính vì có độ bám cao. Sàn bằng cao su thích hợp trong nâng cấp sàn tạm thời nếu bạn đang ở trong một căn hộ cho thuê. Ngoài ra, đây chính là vật liệu sàn trong hầu hết các máy bay.
Ưu điểm: có thể tái chế, chống cháy, vật liệu bền, dễ lau chùi, mềm mại và có độ đàn hồi tốt.
Nhược điểm: một số người nhạy cảm với mùi ban đầu, dầu có thể làm ố bề mặt của cao su.
Giá tham khảo : 150.000-570.000 đồng/tấm (1,2 x 2,2m), phụ thuộc vào độ dày.
Sàn bếp bằng đá
Đá lát sàn có nhiều kích cỡ, màu sắc và kết cấu khác nhau để có thể lắp đặt cho bất kỳ phòng bếp nào, từ truyền thống đến hiện đại, từ châu Á tới châu Âu, mang lại một cái nhìn độc đáo, tự nhiên.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại đá để lựa chọn như cẩm thạch, marble, granite,…
Ưu điểm: bề mặt cứng, bền, dễ lau chùi.
Nhược điểm: một số loại đá có thể bị ố, cần bảo trì thường xuyên, một số loại đá dễ vỡ như đá phiến, giá vật liệu cao.
Giá tham khảo: 450.000-2.500.000 đồng/m2 (tùy theo loại đá)
Sàn bếp bằng gạch
Gạch sứ và gạch men là hai loại gạch được sử dụng phổ biến nhất nhờ vào tính năng như độ bền cao, không cần bảo trì thường xuyên và dễ dàng làm sạch.
Các loại gạch mới nhất có thiết kế giống gỗ và các kết cấu, hoa văn ngày càng đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng với giá phải chăng. Khi lắp đặt gạch nên có dòng vữa càng nhỏ càng tốt để dễ dàng bảo trì.
Ưu điểm: bền, chống ẩm, dễ bảo trì, có sẵn số lượng lớn về kiểu dáng, hình dạng và màu sắc.
Nhược điểm: các dòng vữa khó vệ sinh, đồ thủy tinh và bát đĩa dễ bị vỡ khi rơi xuống nền gạch.
Giá tham khảo: 92.000-430.000 đồng/m2, tùy theo loại gạch (giá gạch men thấp hơn giá gạch sứ).
Sàn bếp bằng vinyl
Sàn nhựa Vinyl có giá cả phải chăng, có nhiều kết cấu và kiểu dáng khác nhau và là một trong những lựa chọn sàn nhà bếp nhờ khả năng chống nước tốt. Trong khi gạch dễ lắp đặt, tấm vinyl đòi hỏi phải được lắp đặt một cách chuyên nghiệp.
Ưu điểm: chống nước, dễ bảo trì, chống tĩnh điện và cách âm tốt
Nhược điểm: các loại hóa chất có khả năng gây hại trong nhà của bạn, đòi hỏi một lớp nền hoàn hảo để lắp đặt, có thể dễ dàng tách ra.
Giá tham khảo: 135.000-650.000 đồng/m2
Sàn bếp bằng gỗ tự nhiên
Đó là gỗ được khai thác từ thiên nhiên, trong những khu rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng, được con người gia công xử lý làm thành những thanh ván lát trên sàn nhà. Đa số sàn gỗ được sử dụng là loại gỗ có bề mặt cứng, chịu lực tốt, chống ma sát, mài mòn cao.
Trước đây, để sử dụng làm sàn thường chọn những loại gỗ quý như gõ, cẩm lai, đinh hương, giáng hương,… Nhưng hiện nay, với công nghệ tiên tiến, gỗ được chế biến thành nhiều chủng loại đa dạng, phong phú và giá bán rẻ hơn.
Ưu điểm: dùng càng lâu gỗ càng lên màu đẹp, thời gian sử dụng lâu, khả năng chịu lực cao, dễ dàng vệ sinh và bảo quản.
Nhược điểm: ẩm thấp sinh mối mọt khi dính nước, phai màu khi đi lại nhiều, dễ bị trầy xước, giá thành cao.
Giá tham khảo: 400.000-2.950.000 đồng/m2
Tin liên quan
Bài viết mới nhất
Comment